Cách lấy dằm đâm sâu vào chân trẻ nhỏ
Tin Tức

Cách lấy dằm đâm sâu vào chân trẻ nhỏ mà mẹ bỉm nên biết

Admin 

Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể bị dằm đâm vào chân gây khó chịu cho bé. Nhất là trong giai đoạn bé chập chững biết đi, sự tò mò và thích khám phá xung quanh khiến bé càng di chuyển nhiều hơn dẫn đến bị thương là điều khó tránh khỏi. Mẹ đừng quá lo lắng trong trường hợp này mà hãy bỏ túi ngay các cách lấy dằm đâm sâu vào chân trẻ nhỏ dưới đây nhé! 

Cách lấy dằm đâm sâu vào chân trẻ nhỏ

Những mảnh dằm tuy có kích thước rất nhỏ nhưng khi ghim vào trong tay chân lại gây ra sự đau nhức khiến chúng ta khó chịu vô cùng. Tình trạng bị dằm ghim vào da cũng xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là các bộ phận bé thường xuyên tiếp xúc với không gian bên ngoài như tay và chân. 

Trong đó, dằm chân ở trẻ nhỏ thường phổ biến hơn do trong độ tuổi tập đi bé thường để chân trần để dễ dàng khám phá mọi thứ và nô đùa khắp nhà. Vậy trẻ bị dằm ghim sâu vào da chân thì làm thế nào để xử lý? Trường hợp này mẹ hãy thử ngay các cách mà chúng tôi gợi ý dưới đây nhé! 

Sử dụng băng dính

Có nhiều cách lấy dằm đâm sâu vào chân và một trong số đó là sử dụng băng keo. Để làm điều này, bạn cần dán một miếng băng dính lên vùng da bị dằm đâm vào và chờ một vài giây cho băng dính thấm vào da. Sau đó, tháo miếng băng dính ra một cách chậm và nhẹ nhàng, dằm sẽ dính vào băng keo và được lấy ra khỏi da. 

Cách này ít đau hơn nên có thể khiến trẻ ngoan ngoãn cho bạn thực hiện mà không cựa quậy hay khóc lóc nên mẹ hãy áp dụng thử đầu tiên nhé! Còn trong trường hợp dằm đã ghim sâu không nhú đầu lên bề mặt da thì mẹ hãy sử dụng cách hiệu quả hơn như dùng nhíp gắp mà chúng tôi sắp chia sẻ đến. 

Cách lấy dằm đâm sâu vào chân trẻ nhỏ là dùng băng keo
Cách lấy dằm đâm sâu vào chân trẻ nhỏ là dùng băng dính.

Dùng kim và nhíp để gắp dằm

Khi trẻ bị mảnh dằm găm vào cơ thể, chúng có thể khóc ré lên vì cơn đau và sự khó chịu. Lúc này bạn cần dỗ dành chúng nhẹ nhàng và chính bạn cũng phải giữ bình tĩnh để thực hiện sơ cứu mà không gây ra thêm sự cố không mong muốn.

Tiếp đến để tránh nguy cơ nhiễm trùng, cần rửa sạch tay và chân của trẻ bằng xà phòng hoặc tập trung vệ sinh tiệt trùng bằng nước muối sinh lý vào phần mà mảnh dằm đang găm vào.  

Khi lấy dằm ra, trẻ có thể rất cựa quậy khiến bạn khó khăn để dùng nhíp gắp dằm ra khỏi da cho trẻ. Vì vậy, nên nhờ thêm chồng hoặc một người khác giúp đỡ để thực hiện an toàn và hiệu quả hơn.

Trước khi lấy dằm, bạn cần khử trùng nhíp rồi mới dùng nhíp kẹp chặt phần chân dằm để kéo nó ra. Nếu mảnh dằm quá sâu và không tìm thấy được, nên sử dụng kim để đâm một lỗ nhỏ trên da và nhẹ nhàng gắp dằm bằng nhíp.

Cuối cùng, cần thoa thuốc và dán băng keo cá nhân để tránh nhiễm trùng và bảo vệ vết thương của trẻ.

Cách lấy dằm đâm sâu vào chân trẻ nhỏ là dùng nhíp
Các bà mẹ bỉm sữa có thể dùng nhíp để gắp dằm ra khỏi chân của bé.

Keo dán cũng có thể dùng lấy dằm

Một phương pháp lấy mảnh dằm khác được nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau đó là sử dụng keo dán hoặc hồ dán. Mẹ có thể thoa một lượng nhỏ keo hoặc hồ dán lên vùng da bị dằm, sau đó để cho keo hoặc hồ khô và bóc ra, miếng dằm sẽ dính vào keo hoặc hồ và bị kéo ra ngoài cùng với chúng. 

Dùng bột baking soda

Với những mảnh dằm ghim sâu vào da đến mức mẹ không thể nhìn thấy thì sử dụng bột baking soda là giải pháp hiệu quả trong tình huống này. Baking soda rất có ích trong việc lấy ngòi ong chích hoặc dị vật găm sâu vào trong da. Baking soda cũng an toàn cho bé nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Để lấy dằm bằng baking soda, mẹ cần hòa bột với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó và thoa lên vùng da có dằm. Đợi đến khi khô lại thì bóc ra, lúc này mảnh dằm sẽ nhô dần lên để mẹ dễ dàng lấy ra bằng nhíp hoặc kìm. Nếu mảnh dằm vẫn không xuất hiện, mẹ hãy lặp lại quá trình này và để thêm 24 giờ nữa. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cũng giống như côn trùng đốt, dằm ghim vào da sẽ không quá nguy hiểm cho trẻ và có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu bé chưa tiêm phòng thì việc dằm ghim như vậy dễ dẫn đến nhiễm trùng và tăng nguy cơ uốn ván. 

Hơn nữa, có một số trường hợp như mảnh dằm quá lớn, khiến bé chảy nhiều máu khi lấy ra hoặc dằm có hình dạng móc, cong khó lấy thì mẹ nên đưa bến trạm y tế để được sơ cứu đúng cách. Trường hợp mảnh dằm tạo vết thủng sâu, mẹ cũng nên tránh tự thực hiện tại nhà để đề phòng nguy cơ nhiễm trùng cho bé. 

Ngoài ra, khi đã lấy dằm ra khỏi da chân mẹ cũng đừng quên quan sát tình trạng của vết thương. Bởi nếu có chuyển biến xấu như mưng mủ hay sưng đỏ thì cũng cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. 

Cách đề phòng dằm ghim, gai đâm vào tay chân của bé 

Dưới đây là một số cách đơn giản để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị dằm hoặc gai đâm vào tay chân mà mẹ có thể áp dụng:

Khuyến khích trẻ luôn mang giày, dép khi ra ngoài, đặc biệt là khi chơi ở nơi có thể tiềm ẩn các vật sắc nhọn, mảnh dằm như bãi cát, khu vui chơi bằng gỗ… Điều này có thể hơi khó khăn với trẻ nhỏ, nhưng nếu chúng ta thường xuyên nhắc nhở và giúp trẻ thực hiện, thì sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Nếu bạn vô tình làm vỡ đồ thủy tinh, hãy quét dọn kỹ những mảnh vỡ ngay lập tức để tránh trẻ bị đâm vào chân.

Tránh cho trẻ dùng đũa tre loại sử dụng một lần, vì chúng thường bị chế tạo bằng tre có rất nhiều dằm nhọn.

Kiểm tra kỹ đồ dùng, đồ chơi của trẻ, đảm bảo chúng không có vụn gỗ và được làm bằng chất liệu trơn nhẵn, không sắc nhọn.

Giữ cho khu vực chơi đùa của trẻ sạch sẽ, tránh xa những bụi rậm, cây cảnh có gai và nơi có nguy cơ chứa đựng vật sắc nhọn.

Trang bị một số vật dụng cần thiết như nhíp, kim, cồn, thuốc mỡ, băng dính,…trong nhà để có thể xử lý nhanh chóng khi trẻ bị dằm, gai đâm.

Với những biện pháp đơn giản này là mẹ đã có thể giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ bị dằm, gai đâm và còn tạo ra môi trường vui chơi an toàn cho trẻ.

Mong rằng với những cách lấy dằm đâm sâu vào chân trẻ nhỏ mà bài viết chia sẻ, mẹ có thể bớt lo lắng và nhanh chóng sơ cứu cho con để bé không còn khó chịu nữa. Ngoài ra, biết cách để bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị dằm và gai đâm vào da, giúp bé phát triển khỏe mạnh và ít bị xây xước nhất nhé!

Recommended Posts

Leave A Comment